Để có được bề mặt sơn nền nhà Epoxy hoàn hảo nhất cho các công trình xây dựng thì đòi hỏi phải có quy trình thi công sơn Epoxy nhà xưởng rõ ràng. Cần phải tuân thủ và thực hiện theo các công đoạn dù là nhỏ nhất để đảm bảo mọi công đoạn đều chuẩn xác.
Bài viết dưới đây chúng tôi tập trung vào quy trình thi công sàn Epoxy cho nhà xưởng là chủ yếu. Tuy nhiên hoàn toàn có thể áp dụng được cho việc sơn nền khác, nếu quý khách muốn tham khảo chi tiết thì hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Ưu điểm khi thi công sơn epoxy nhà xưởng
– Tạo ra một bề mặt liền mạch, được làm sạch vào bảo dưỡng hiệu quả hơn rất nhiều.
– Có độ cứng tuyệt đối khi khô, độ bền lâu nên bề mặt có thể kéo dài lên đến hàng chục năm.
– Độ bóng cao, bền lâu, màu sắc đa dạng để thi công cho nhiều khu làm việc, lối đi riêng biệt khác nhau.
– Khả năng chống chịu hóa chất ăn mòn hiệu quả, phù hợp tại các công trình, nhà kho, xưởng sản xuất,….
– Có thể chịu được tải trọng lớn, chịu nhiệt, chịu lửa cao, chống trơn trượt hiệu quả hơn nhiều.
– Nhờ màu bóng cao của sàn Epoxy đây chính là giải pháp tăng ánh sáng cho khu làm việc, giúp nơi có sàn Epoxy tăng ánh sáng lên hơn 3 lần so với những nơi làm việc không có sàn Epoxy.
– Giảm thiểu tối đa sự mài mòn của nhiều phương tiện nặng, cho phép hiệu suất làm việc nhanh hớn, hiệu quả hơn.
– Sơn epoxy rất an toàn với sức khỏe con người và thân thiện với cong người.
– Phương pháp thi công sơn Epoxy đơn giản và hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
Dòng sản phẩm sơn Epoxy chống tĩnh điện này có khả năng kiểm soát tĩnh điện, đáp ứng được yêu cầu của xưởng sản xuất các linh kiện điện tự hoặc các loại vi mạch công nghệ cao.
Đặc biệt hơn, sơn Epoxy còn có khả năng kháng vi khuẩn, nấm mốc độc hại, nên hay được sử dụng tại phòng sạch, bệnh viện, nhà máy thức ăn, nhà máy dược hoặc nhà máy sản xuất linh kiện điện tử.
>>> Những lợi ích khi sử dụng sơn epoxy cho nên nhà xưởng
Đánh giá hiện trạng của công trình cần thi công
Trước khi bắt đầu thi công sơn sàn Epoxy thì chúng ta cần phải đánh giá chính xác thực trạng của bề mặt sàn bê tông mà mình đang định thi công.
Trong đó sẽ đánh giá được các vấn đề chính sau đây:
– Kiểm tra độ ẩm (bắt buộc phải <10%) nếu không sẽ phải làm thêm nhiều công đoạn xử lý khác nhau.
– Kiểm tra lại độ mác bê tông: đây là công đoạn cần kiểm tra kỹ lưỡng nếu không sẽ ảnh hưởng đến độ hao hụt của sơn.
– Kiểm tra lại độ phẳng và khe nứt,…
7 bước thi công sơn Eoxy nhà xưởng hiệu quả
Bước 1: Sử dụng máy mài tạo nhám cho bề mặt sàn bê tông
Toàn bộ bề mặt bê tông của nhà xưởng cần phải được tạo nhám bằng máy mài sàn công nghiệp. Việc này sẽ giúp cho lớp sơn lót Epoxy liên kết và bám dính thật tốt với bề mặt sàn bê tông cũng như lớp sơn phủ liên kết chặt chẽ hơn. Công đoạn này đồng thời cũng sẽ giúp loại bỏ các dị vật có ở trên sàn bê tông hiệu quả.
Bước 2: Xử lý sạch sẽ bề mặt cần thi công
Sàn nhà xưởng chắc chắn sẽ có những vị trí bị lồi lõm, không bằng phẳng hoặc bị khuyết tật. Trước khi tiến hành thi công sơn Epoxy cho nhà xưởng thì cần phải loại bỏ hết những khuyết điểm đó, cần trám trét sao cho sàn bê tông trở nên bằng phẳng tuyệt đối.
Bước 3: Tiến hành sơn lớp sơn lót Epoxy đầu tiên lên bề mặt bê tông đã xử lý
Sơn lớp sơn lót Epoxy lên giúp tăng khả năng che lấp mọi khuyết tật có trên bề mặt, đồng thời giúp thẩm thấu sâu xuống dưới nền bê tông, tăng cường độ cứng và tạo liên kết trung gian hiệu quả. Tăng độ bám dính của sàn bê tông với lớp sơn phủ Epoxy sau đó, cần phải kiểm tra kỹ bụi bẩn trước khi tiến hành sơn lót Epoxy. Những vị trí mà sàn bê tông bị yếu thường cần phải hút khô lớp sơn lót và cần tiến hành lăn thêm lớp sơn lót khác vào để đảm bảo được độ dính giữa lớp sơn Epoxy và bề mặt bê tông được chắc chắn hơn.
Bước 4: Đến công đoạn thi công lớp sơn Epoxy trung gian cho bề mặt sàn
Lớp sơn epoxy trung gian là lớp sơn giúp tăng cứng, che lấp bề mặt và mọi khuyết tật có trên mặt sàn. Khi thi công lớp sơn này chúng ta cần trộn đều và đúng tỉ lệ hai thành phần của sơn, sử dụng roller lăn trải đều sơn lên bề mặt nền bê tông với định lượng theo nhà sản xuất đưa ra.
Bước 5: Đánh nhám và loại bỏ bụi bẩn
Sau khi thi công xong lớp Epoxy trung gian thì tiếp tục sử dụng máy đánh nhám, việc này giúp loại bỏ các hạt cát li ti còn vương trên sàn Epoxy rồi mới bắt đầu sử dụng lớp sơn Epoxy phủ cuối cùng.
Bước 6: Tiến hành thi công lớp sơn phủ Epoxy cuối cùng
Đây chính là lớp sơn phủ hoàn thiện cho bề mặt sàn, nó quyết định rất lớn đến tính thẩm mỹ cũng như chất lượng của toàn bộ công trình. Do đó lớp sơn này cần phải làm thật tỉ mỉ và đều tay, cẩn thận và theo đúng định mức mà nhà sản xuất đã đề ra.
Bước 7: Tiến hành đánh giá, kiểm tra và nghiệm thu toàn bộ công trình trước khi bàn giao cho khách hàng.
Lớp sơn sẽ khô ở trên bề mặt sau 24 giờ, tuy nhiên lúc này chúng ta vẫn chưa được di chuyển hoặc sử dụng các vật nặng kéo qua. Hãy tiếp túc làm khô sau 7 ngày tiếp theo, như vậy lớp sơn mới có thể khô hoàn toàn và đảm bảo độ bền cứng trong nhiều năm.
Lúc này nhân viên của công ty Phúc Khang Trang sẽ tiến hành đánh giá và nghiệm thu công trình, nếu tất cả công đoạn đều ổn thì sẽ bàn giao ngay cho quý khách hàng.