Để hiểu hơn về cấu tạo sàn epoxy hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có được sự hiểu biết hơn nhé! Phúc Khang Trang đơn vị hàng đầu thi công sơn sàn epoxy tại Buôn Ma Thuột.
Danh mục bài viết
Những đặc tính – cấu tạo sàn epoxy
Tính thẩm mỹ cao: Với bề mặt sơn có độ bóng và màu sắc tươi mang đến độ thẩm mỹ cao và bề mặt sơn rất đảm bảo.
Tính bền chắc chất lượng: Nói đến chật lượng thì dòng sơn sàn epoxy cam kết bảo hành 12 tháng khi sử dụng nên khách hàng có thể yên tâm chất lượng thi công.
Tính chống bám bụi và dễ dàng lau chùi: bởi độ bóng nên có khả năng bám bụi khá tốt đồng thời vệ sinh lau chùi cũng trở nên dễ dàng hơn. Mọi công việc vệ sinh sẽ tiết kiệm thời gian và nhân công hơn.
Khả năng chống thấm: Đặc biệt của các dòng sơn epoxy là chống thấm với nước vô cùng tiện lợi. Phù hợp cho các hồ bơi và các bể chứa nước,…
Khả năng chịu lực và ma sát: Ứng dụng cho các công trình sơn nhà xưởng, nhà kho, tầng hầm,…
>>> Tham khảo: https://phuckhangtrang.com.vn/2021-bao-gia-epoxy-moi-nhat-hien-nay/
Phân loại theo cấu tạo sàn Epoxy nhà xưởng
Sơn Epoxy có tính năng chịu lực va đập khá tốt so với các dòng sơn khác trên thị trường. Vì có thành phần đóng rắn B nên mức độ liên kết rất tốt. Dựa vào các tính chất và đặc điểm của sơn Epoxy mà có thể phân loại như sau:
– Theo chức năng: Sơn epoxy có 2 dạng cơ bản: sơn Epoxy hệ lăn và sơn Epoxy hệ tự san phẳng Đối với sơn Epoxy tự san phẳng thì chỉ có thể sử dụng tại bề mặt phẳng, không thể dùng cho bề mặt đứng.
Sơn epoxy hệ lăn: Là loại sơn Epoxy gồm 2 thành phần được thi công bằng những phương pháp khác nhau như: sử dụng rulô lăn sơn. Thi công với 3 lớp tạo độ bền cho sàn: 1 lớp lót và 2 lớp phủ màu hoàn thiện bề mặt. Sau khi hoàn thiện với tiêu chuẩn đạt từ 0,03mm đến 0,04mm. Tối đa 0.05mm (50µm) độ dày.
Sơn epoxy hệ tự san phẳng: Sơn Epoxy tự san phẳng gồm có 2 thành phần được thi công bằng phương pháp đổ sơn xuống sàn. Sau đó, cán sơn sử dụng bàn gạt cao su hoặc bàn gạt kim loại.
– Theo cấu tạo: Dòng Sơn epoxy bao gồm: sơn gốc nước và sơn epoxy gốc dầu (gốc dung môi). Sự khác nhau giữa 2 dòng sơn này: hệ gốc nước thì an toàn cho người sử dụng và thi công, hệ gốc dung môi độc hại hơn. Tuy nhiên, độ bóng và độ bám dính cũng tốt hơn nhiều sơn với gốc nước.
Các bước thi công sơn sàn epoxy
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sàn
Việc chuẩn bị bề mặt sàn là cần thiết và thật tỉ mỉ bới phần này sẽ giúp cho khả năng bám dính sơn epoxy càng cao. Góp phần cho quá trình thi công sơn Epoxy được hiệu quả hơn.
Những bề mặt bê tông bị lồi lõm, khe nứt nhỏ, cần phải được sử dụng bột trét chuyên dụng để lấp đầy.
Sử dụng máy chà để chà nhám toàn bộ bề mặt sàn tạo được độ bằng phẳng. Sau đó, hút bụi làm sạch bề mặt.
Bước 2: Thi công quét lớp sơn lót Epoxy
Lớp sơn lót Epoxy là bước quan trọng nhất trong quá trình thi công. Đây là lớp trung gian để việc chống thấm được hiệu quả. Đồng thời, tạo được lớp chân bám chắc chắn giữa sàn bê tông và lớp sơn phủ chắc chắn.
Số lớp sơn lót epoxy 1 lớp theo chỉ định. Sau khi thi công sơn lót cần để cho bề mặt thật khô khoảng 2 – 4 giờ.
Bước 3: Thi công hoàn thiện lớp sơn phủ Epoxy
Cần pha lớp sơn theo tiêu chuẩn và tỉ lệ của nhà sản xuất. Có thể sử dụng lu lăn sơn hoặc súng phun sơn chuyên dụng để thi công nhanh chóng. Mỗi lớp sơn thường có độ dày: 0.12-0.15mm. Thời gian thi công giữa 2 lớp sơn phủ cần tối thiểu là 4 giờ.
Liên hệ ngay với Phúc Khang Trang để có được dịch vụ thi công sàn uy tín chất lượng nhất tại Buôn Ma Thuật nhé!
>>> Xem ngay: Đơn vị Nhận thi công sơn epoxy uy tín giá siêu rẻ