Sơn Epoxy là một trong những dòng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam nhờ khả năng bám dính tốt, thân thiện với môi trường. Ngoài ứng dụng trong các công trình xây dựng, sơn Epoxy còn được sử dụng trong các công trình công nghiệp, sơn tàu biển, sơn sàn tại các nhà máy sản xuất hay sơn tầng hầm để xe.
Vậy sơn Epoxy là gì? Sơn gồm những thành phần nào? Ưu và nhược điểm của sơn Epoxy là gì? Cùng Phúc Khang Trang tìm hiểu thêm trong bài viết này.
Danh mục bài viết
Sơn Epoxy là gì?
Sơn Epoxy còn có tên gọi khác là sơn sàn Epoxy, là loại sơn cao cấp được sử dụng phổ biến để sơn nền bê tông nhà xưởng. Thành phần trong sơn Epoxy gồm sơn và keo đóng rắn (có thêm một số nguyên vật liệu khác).
Về mặt hóa học, sơn có cấu tạo hai vòng benzen ở vị trí trung tâm. Nhờ vậy, sơn có khả năng chịu được nhiệt độ cao, khả năng kháng kiềm và cách điện tốt, sơn có khả năng bám dính cao.
Nhờ những ưu điểm trên mà sơn Epoxy trong nhiều năm qua luôn chiếm được sự tin tưởng lựa chọn của khách hàng. Ngoài ra, nhờ có khả năng bám dính tốt trên các bề mặt kim loại, nhựa, kính, gỗ, sơn được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp chất phủ bề mặt.
Trên thị trường hiện nay, sơn Epoxy có các loại sau:
- Sơn Epoxy gốc dầu
- Sơn Epoxy gốc nước
- Sơn Epoxy không dung môi
- Sơn Epoxy chống thấm
- Sơn Epoxy chống tĩnh điện
- Sơn Epoxy kháng hóa chất
Khi sử dụng sơn Epoxy cần phải pha sơn với dung môi, tùy thuộc từng loại sơn mà sử dụng dung môi phù hợp.
Hiện nay, có nhiều hãng cung cấp sơn Epoxy như Jotun, KCC, Carboline, ChokWang, … Sơn được đóng thùng với nhiều loại dung tích khác nhau, tùy thuộc nhu cầu sử dụng của người dùng. Các loại dung tích thùng phổ biến là 1 lít, 3 lít, 5 lít, 16 lít, 18 lít, ….
Sơn Epoxy được cấu tạo từ những thành phần nào?
Sơn Epoxy được cấu tạo tạo gồm hai thành phần chính là sơn và keo đóng rắn, trong đó:
- Phần sơn chủ yếu là Epoxy, một phần chất tạo màu và chất tăng độ cứng bề mặt, các phụ gia. Chất tạo màu gồm các hạt tạo màu tăng tính thẩm mỹ, chiếm phần lớn công thức tạo nên sơn Epoxy. Epoxy giúp che lấp các khuyết điểm, tạo độ bóng cho sàn nhà.
- Keo đóng rắn có tác dụng giúp sơn Epoxy chống chịu tốt hơn với tác động từ môi trường bên ngoài. Chất đóng rắn chỉ có tác dụng khi trộn lẫn sơn và chất đóng rắn lại với nhau.
Để sơn Epoxy có độ bám dính tốt, bề mặt sơn đều, không bị vỡ, bay màu, tăng khả năng chống chịu ma sát, chống mòn, bạn cần trộn lẫn phần sơn và phần đóng rắn với nhau theo tỷ lệ nhất định (thường theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Ngoài ra, để đạt hiệu hiệu quả cao khi thi công, nên sơn lót sàn bê tông trước để tăng độ bám dính giữa sơn Epoxy và sàn.
Ưu và nhược điểm của sơn Epoxy
Sơn Epoxy được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực nhờ các ưu điểm vượt trội
Ưu điểm của sơn Epoxy
- Mang lại độ thẩm mỹ cao cho công trình
- Sơn được đóng thùng đa dạng dung tích, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người dùng, dễ dàng vận chuyển.
- Sơn có khả năng chống trơn trượt tốt, độ bền cao, độ bám dính cao, khả năng chống chịu nhiệt độ và cách điện cao.
- Sơn chống bám bụi bẩn nên dễ dàng lau chùi, vệ sinh bề mặt sơn dễ dàng.
Nhược điểm của sơn Epoxy
- Sơn Epoxy đòi hỏi thợ thi công cần phải có tay nghề, chuyên môn cao.
- So với các loại sơn thông thường, sơn Epoxy có giá khá cao.
- Có nhiều đơn vị cung cấp sơn Epoxy trên thị trường dẫn đến người dùng gặp nhiều khó khăn trong việc chọn mua sơn.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về sơn Epoxy, cấu tạo, ưu và nhược điểm của sơn. Khi chọn mua sơn, bạn cần lưu ý chọn mua sơn từ các nhà cung cấp có thương hiệu, uy tín. Chúc các bạn chọn được loại sơn phù hợp.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ PHÚC KHANG TRANG
- Hotline: 0911666614
- Email: phuckhangtrangcare@gmail.com
- Website: www.phuckhangtrang.com.vn
- Địa chỉ: 110 Thạnh Lộc 16, Phường Thạnh Lộc, Quận 12
No Responses