Ngày nay thi công sơn epoxy cho nền, sàn nhà xưởng đã là công đoạn không thể thiếu trong quá trình xây dựng nhà xưởng. Cùng với đó thì nhu cầu tìm hiểu về các thông tin, kiến thức về sản phẩm sơn epoxy và đặc biệt là qui trình thi công sơn nền epoxy như thế nào để đảm bảo được chất lượng thi công cũng như thẩm mỹ và giá thành hợp lý là các kiến thức cơ bản cho chủ đầu tư hay các tổng thầu xây dựng đang có ý định sử dụng sơn nền epoxy nên tìm hiểu và nắm vững để đưa ra những lựa chọn thật đúng đắn cho doanh nghiệp và công trình của mình.
Với 5 năm kinh nghiệm thi công trong lĩnh vực sơn epoxy. Phúc Khang Trang sẽ tổng hợp và đưa ra một số kiến thức cơ bản về sơn epoxy để mọi người cùng tham khảo.
Contents
- 1 Điều kiện của sàn trước khi thực hiện sơn epoxy .
- 1.1 Đánh giá chính xác hiện trạng sàn.
- 1.2 Chuẩn bị vật tư sơn epoxy.
- 1.3 Các thiết bị máy móc cần có để triển khai thi công sơn epoxy.
- 1.4 Tập kết vật tư sơn epoxy tại công trình
- 1.5 Thực hiện che chắn các khu vực cần thi công sơn epoxy.
- 1.6 Mài nền tạo mặt bê tông.
- 1.7 Vệ sinh bề mặt sàn bê tông.
- 1.8 Xử lý các vấn đề về sụ cố bề mặt sàn (nếu có)
- 1.9 Thi công sơn lớp lót epoxy cho nền bê tông.
- 1.10 Trám trét những chỗ khuyết cho bề mặt nền bê tông
- 1.11 Thi công sơn phủ epoxy cho nền bê tông nhà xưởng
- 2 VẬY SƠN EPOXY LÀ GÌ?
- 3 THI CÔNG SƠN EPOXY CHO NỀN, SÀN NHÀ XƯỞNG ĐEM LẠI LỢI ÍCH GÌ CHO DOANH NGHIỆP
- 4 ĐỂ CÓ 1 CÔNG TRÌNH THI CÔNG SƠN EPOXY CHẤT LƯỢNG NHẤT BẠN CẦN CHUẨN BỊ GÌ ???
- 5 Những lưu ý sau khi hoàn thiện quy trình sơn epoxy.
Điều kiện của sàn trước khi thực hiện sơn epoxy .
Đánh giá chính xác hiện trạng sàn.
Với kinh nghiệm và bằng nhiều cách khác nhau, các nhà thầu thi công sơn epoxy sẽ đánh giá được bề mặt sàn nhà xưởng của bạn. Để có phương án thi công, báo giá và chuẩn bị vật tư phù hợp với nền nhà xưởng. Trong đó sẽ đánh giá chất lượng sàn bê tông của bạn với các vấn đề chính sau:
- Kiểm tra độ ẩm của sàn ( độ ẩm cho phép < 10%) , nếu không sẽ phải thêm các công đoạn xử lý.
- Kiểm tra độ mác bê tông: ảnh hưởng lớn đến mức độ hao hụt của sơn khi thi công.
- Kiểm tra độ bằng phẳng, khe nứt hở trên bề mặt sàn,… phải đảm bào trám trét và tạo mặt trước khi sơn
- Chuẩn bị vật tư , máy móc, dụng cụ và thiết bị phục vụ cho việc thi công sơn sàn Epoxy.
Sau khi thống nhất về phương án thi công và lựa chọn hãng sơn phù hợp với chủ đầu tư, khối lượng sơn epoxy cần đảm bảo CQ theo quy chuẩn của nhà máy, đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có các thông số định mức, tỉ lệ pha sơn và cách sử dụng sơn của nhà sản xuất đưa ra.Đặc biệt, tránh sử dụng nhầm Part A và B giữa dòng sơn lót và sơn phủ.
Chuẩn bị vật tư sơn epoxy.
- Sơn lót
- Sơn phủ
- Dung môi pha sơn.
Các thiết bị máy móc cần có để triển khai thi công sơn epoxy.
- Máy mài sàn công nghiệp 3 pha loại lớn : để mài sàn hiệu quả, loại bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ.
- Máy hút bụi công nghiệp cỡ lớn: để đi kèm và hút bụi với máy mài 3 pha và các công đoạn vệ sinh bề mặt
- Máy mài dóc, máy cầm tay: sử dụng để mài những góc cạnh mà máy lớn không tới được.
- Máy trộn sơn epoxy: sử dụng máy đánh bột.
- Ru lô lăn sơn, hoặc máy phun sơn epoxy
Con người làm việc ở trong môi trường này ngoài đòi hỏi tay nghề thì cái “tâm” là rất cần thiết để tạo nên chất lượng hoàn hảo.
Tập kết vật tư sơn epoxy tại công trình
Thực hiện che chắn các khu vực cần thi công sơn epoxy.
- Che chắn khu vực thi công là không thể thiếu trong mỗi công trình
- Quy trình thi công sơn epoxy nhà xưởng (hoặc các khu vực khác)
- Chuẩn bị bề mặt nền bê tông.
Khâu này là tiền đề cho chất lượng và thẩm mỹ nên đòi hỏi thực hiện phải thực sự cẩn thận và tỉ mỉ với các công đoạn dưới đây
Mài nền tạo mặt bê tông.
Mài nền tạo mặt bê tông trước khi sơn epoxy với mục đích nhằm tạo độ nhám (hay còn gọi là chân rết, chân bám), loại bỏ tạp chất, vết bẩn và mài những gờ cạnh lồi lõm trên bề mặt cần thi công sơn epoxy, tạo độ phẳng tương đối. Trong quá trình này đòi hỏi phải sử dụng bằng máy mài 3 pha chuyên dụng đối với những sàn có bề mặt xấu hoặc sử dụng những máy mài loại nhỏ hơn với mặt sàn láng mịn, đã được xoa nền và sàn mới. Riêng với cách góc cạnh sử dụng máy mài góc và được thực hiện tương tự.
Vệ sinh bề mặt sàn bê tông.
Với nhiều cách khác nhau, bề mặt sàn phải được đảm bảo hạn chế tới mức tối đa lượng bụi bám lại trên bề mặt. Đây là công đoạn ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, và độ bám của sơn epoxy. Quá trình này sẽ lau trực tiếp bằng cây lau bụi và máy hút bụi để có thể đạt hiệu quả tối đa.
Xử lý các vấn đề về sụ cố bề mặt sàn (nếu có)
Lưu ý: công đoạn xử lý này có thể có hoặc không phục thuộc theo hiện trạng sàn thực tế. Thông thường với những sàn mới, đạt tiêu chuẩn các điều kiện thì sẽ bỏ qua công đoạn xử lý này. Còn đối với mặt sàn cải tạo hoặc đang gặp các vấn đề sẽ thường thêm các thao tác sau:
- Xử lý độ ẩm.
- Xử lý thấm dầu, hóa chất.
- Xử lý các lớp sơn cũ.
Thi công sơn lớp lót epoxy cho nền bê tông.
Đây là khâu rất quan trọng và không thể thiếu trong một chuỗi quy trình hoàn thiện sơn sàn Epoxy. Sơn lót epoxy đóng vai trò tạo lớp màng trung gian liên kết, tăng cường sự bám dính giữa bề mặt sàn với lớp sơn phủ. Vì vậy, để đảm bảo lớp sơn lót được bám dính tốt, dùng Rulo chuyên dụng hoặc máy phun sơn. Sử dụng lớp sơn lót một lượng vừa đủ, các thành phần A và thành phần B phải được pha với đúng liều lượng đảm bảo độ bám dính cho lớp đệm không bị bong tróc. Trong quá trình chờ lớp sơn lót (Primer) khô, hạn chế để bụi bẩn bay vào dính trên bề mặt lớp sơn lót, nó sẽ ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp sơn đệm sau này, và rất dễ bong tróc.
Trám trét những chỗ khuyết cho bề mặt nền bê tông
Ít nhiều gì bề mặt sàn bê tông của bạn cũng có những lỗ li ti, lồi lõm, vết nứt tùy theo từng mức độ. Để đạt độ thẩm mỹ cao và đảm bảo chất lượng cao nhất, đòi hỏi phải xử lý triệt để bằng vữa epoxy hoặc các hóa chất chuyên dụng sau khi lớp sơn lót đã khô. Với những sàn có độ gợn sóng với diện tích lớn, thực hiện trám trét những khe nứt.
Sau công đoạn này xả nhám lại 1 lần để tạo độ bám cho bề mặt nền.
Thi công sơn phủ epoxy cho nền bê tông nhà xưởng
a. Đối với quy trình sơn epoxy hệ lăn 3 lớp.
1. Thi công sơn phủ epoxy hệ lăn 3 lớp (lớp đệm).
Sơn epoxy lớp đệm đóng vai trò là lớp sơn tạo màu cho mặt sàn bê tông. Thực hiện sơn phủ đều theo kỹ thuật, dùng lăn rulo hoặc máy phun sơn phủ kín đều bề mặt sàn.
Sau đó, chờ lớp sơn đệm khô cứng trong khoảng từ 4 – 6 tiếng (tùy theo môi trường) tiếp tục thực hiện các công việc:
Xác định và đánh dấu những khu vực sơn chưa được phủ kín hoặc chưa đồng đều màu sắc. Chú ý theo dõi chặt chẽ các nghi vấn về sự cố sơn có thể xảy ra (nếu có).
Kiểm tra, xử lý các khuyết điểm còn sót lại sau lớp đệm.
Xả nhám sơ qua bề mặt và tiến hành làm sạch bề mặt 1 lần nữa, chuẩn bị các công tác cho lớp sơn phủ hoàn thiện.
2. Thi công sơn phủ epoxy hệ lăn 3 lớp (lớp hoàn thiện).
Thực hiện sơn phủ đều màu lớp sơn hoàn thiện tương tự như lớp sơn đệm.
b. Đối với quy trình sơn epoxy tự san phẳng (sơn epoxy cân bằng).
Nếu cứ đổ sơn ra và nó tự san phẳng thì chắc chắn không cần đến người thợ và giá thành của sơn epoxy tự san phẳng cũng sẽ không cao hơn nhiều như vậy. Với quá trình sơn phủ dòng sơn tự san phẳng này đòi hỏi rất cao về kĩ thuật, sự kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa công đoạn pha sơn – đổ sơn – dàn trải sơn và phá bọt trong thời gian quy định (không quá 10 phút).
Sơn epoxy tự san phẳng độ dày được tính theo đơn vị mm. Thông thường ngưỡng mức thi công an toàn nhất để đạt được độ phẳng không bị đọng nước là 3mm. Độ dày sơn epoxy tự san phẳng đạt được tối đa lên tới 10mm (1cm) và sẽ trải qua các quá trình phủ như sau:
Sơn phủ epoxy tự san phẳng lớp đệm (base coat): Thông thường lớp này có độ dày trung bình khoảng 1mm đến 1.5mm tùy theo yêu cầu và ứng dụng của công trình.
Sơn phủ epoxy tự san phẳng lớp bề mặt hoàn thiện (top coat): lớp sơn này sẽ có độ dày tùy theo sự điều chỉnh bàn cào nhưng không thấp hơn 1mm.
VẬY SƠN EPOXY LÀ GÌ?
Khái niệm:
Sơn epoxy là tên gọi của 1 dòng sơn công nghiệp gồm 2 thành phần A và B. Sơn epoxy được tạo ra từ những hạt nhựa epoxy, chất đóng rắn polyamide, dung môi và 1 số phụ gia khác. Sau khi trộn lại với nhau theo 1 tỉ lệ nhất định sẽ tạo ra màng sơn có độ cứng, dai chắc, sáng bóng dễ đang vệ sinh cùng một số tính năng chuyên dụng như: chống tĩnh điện, chống rỉ sét, chịu axit,…. Thường được sử dụng phổ biến cho các bề mặt sắt thép, sàn bê tông, tường, trần trong dân dụng và công nghiệp.
PHÂN LOẠI SƠN EPOXY
Sơn epoxy trên thị trường Việt Nam hiện nay có bao gồm 3 loại chính sau:
- Sơn epoxy gốc dầu.
- Sơn epoxy gốc nước.
- Sơn epoxy không dung môi.
THI CÔNG SƠN EPOXY CHO NỀN, SÀN NHÀ XƯỞNG ĐEM LẠI LỢI ÍCH GÌ CHO DOANH NGHIỆP
1.Không độc hại
Epoxy là một lựa chọn thân thiện với môi trường. Bởi vì có tính toàn vẹn cao như vậy một khi được sử dụng, nó sẽ không bị xói mòn hoặc hòa tan vào môi trường.
Chống ăn mòn là đặc tính cơ bản của sơn Epoxy cho bề mặt kim loại và sàn bê tông. Với tính năng cơ học màng sơn có độ dai, cứng cùng khả năng chịu được nhiều loại hóa chất tùy theo từng dòng và chịu sự tác động của môi trường.
2.Tính thẩm mỹ cao
Có 1 sự thật là màu sắc của sơn Epoxy tạo được sự thu hút rất lớn. Điều đó được lý giải bởi sự đa dạng, phong phú về màu sắc, độ sáng bóng cao hoặc bóng mờ tùy theo yêu cầu, tạo sự hài hòa tương phản, dễ dàng kết hợp với nhiều yếu tố khác nhau như: đễ dàng vệ sinh, trang trí, cảnh báo, nhận diện khu vực,…
3.Chịu nhiệt độ
Sơn Epoxy đủ cứng để có thể chịu được nhiệt và chịu được lạnh hơn hầu hết các loại sơn khác
4.Kháng hóa chất, nấm mốc, chống tĩnh điện
Trong các ngành hóa chất , dược phẩm, thực phẩm, Epoxy là một lớp phủ lý tưởng. Từ các tầng dễ bị tiếp xúc hóa học không liên tục vào bên trong các thùng nhiên liệu, một số lớp phủ Epoxy là lý tưởng nhất cho sơn công nghiệp vì chúng được thiết kế để duy trì tính toàn vẹn trong môi trường hóa học khắc nghiệt.
Bảo vệ bề mặt sàn bê tông: Sau thi công sơn epoxy sẽ tạo một lớp liền mạch trên bề mặt ngăn cách sàn bê tông tiếp xúc với môi trường hóa chất như: axit, bazo, dầu mỡ phát sinh trong quá trình sản xuất.
Sơn Epoxy cho khả năng chống chịu lực tốt, chống mài mòn, có độ bền cao.
Sơn Epoxy có khả năng kháng nấm mốc, bụi bẩn, dễ lau chùi, phương pháp thi công đơn giản, thời gian thi công ngắn, là loại sơn sàn theo tiêu chuẩn GMP dùng trong cho phòng sạch, bệnh viện, nhà máy ngành dược, nhà máy ngành thực phẩm….
Tìm hiểu thêm bài viết : Thi công sơn epoxy phòng sạch
Dòng sản phẩm sơn epoxy chống tĩnh điện có khả năng kiểm soát tĩnh điện, đáp ứng yêu cầu của các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, vi mạch công nghệ cao.
ĐỂ CÓ 1 CÔNG TRÌNH THI CÔNG SƠN EPOXY CHẤT LƯỢNG NHẤT BẠN CẦN CHUẨN BỊ GÌ ???
– Việc thi công sơn epoxy trên sàn bê tông nó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của sàn bê tông. Để có công trình đạt chất lượng và thẩm mỹ bạn nên chuẩn bị kỹ ngay từ công đoạn ban đầu là đổ sàn bê tông.
– Yêu cầu đối với sàn bê tông cần thi công sơn epoxy:
- Bê tông thưởng phải có mác bê tông từ 250 trở lên.
- Sàn bê tông phải để các khe dãn nở bê tông.
- Trước khi tiến hành đổ bê tông nền phải được xử lý chống thấm ngược. Phương pháp chống thấm áp dụng bằng cách lót hai lớp ni long, trải vải địa kỹ thuật hoặc trải màng bitum.
Lấy cốt sàn bề tông thật chuẩn, dùng máy xoa nền bê tông xoa tạo phẳng toàn bộ bề mặt sàn bê tông. Nền bê tông nhẵn mịn và bằng phẳng quyết định rất lớn đến chất lượng thi công sơn epoxy.
Những lưu ý sau khi hoàn thiện quy trình sơn epoxy.
Sau 12 – 24 giờ tùy theo dòng sơn, bạn có thể di chuyển được trên bề mặt. Tuy nhiên trong thời gian này cần hạn chế sự tác động mạnh, tạo ma sát lên bề mặt sơn nền epoxy trong khoảng 3 đến 7 ngày kể từ khi hoàn thành thi công.
Trong những ngày đầu, không nên rửa sàn trực tiếp bằng nước sẽ khiến các lớp sơn epoxy xảy ra các sự cố ngoài ý muốn. Hạn chế tối đa cho bề mặt sàn tiếp xúc với hóa chất có nông độ mạnh.
Đó là một chút chia sẻ của Phúc Khang Trang về quy trình sơn epoxy cho nền bê tông. Hy vọng qua các bước thi công sơn sàn epoxy này sẽ mang lại những thông tin bổ ích cho bất cứ ai đang quan tâm về quy trình sơn sàn epoxy. Ngoài ra, nếu bạn cần tìm nhà thầu sơn epoxy cho sàn bê tông hãy liên hệ với Phúc Khang Trang để được phục vụ tận tình và đem lại sự hài lòng cao nhất dành cho quý khách hàng.